Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Hướng dẫn 5 bước lắp thiết bị giám sát hành trình

Bài viết sau xin hưỡng dẫn chi tiết cụ thể 5 bước để lắp đặt thiết bị giám sát hành trình AT35 đúng với quy định của bộ GTVT.

Hướng dẫn 5 bước lắp thiết bị giám sát hành trình

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình AT35 cho xe ô tô

Để lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cần chuẩn bị một bộ thiết bị AT35 và bộ dụng cụ dùng để lắp đặt gồm có:
dụng cụ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Bộ dụng cụ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
-    Đồng hồ số vạn năng.
-    Kìm tuốt/ cắt dây.
-    Băng dính cách điện, băng dính 2 mặt, dây thít.
-    Máy tính, cáp USB phục vụ cài đặt thông số.
-      ....
Hướng dẫn 5 bước lắp thiết bị giám sát hành trình
Hướng dẫn 5 bước lắp thiết bị giám sát hành trình

Bước 2: Kiểm tra tình trạng hoạt động của xe ô tô trước khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Xem thêm: thiết bị định vị gps
kiểm tra hoạt động ô tô trước khi lắp thiết bị giám sát hành trình
Kiểm tra hoạt động của ô tô trước khi lắp đặt xem có hoạt động bình thường hay không
Bước 3: Cài đặt thông số của thiết bị giám sát hành trình và thông tin chi tiết của xe, tài xế

Sử dụng phần mềm Device Config Program, người dùng có thể tự cài đặt thông số hộp đen:
Cài đặt thông số thiết bị giám sát hành trình AT35
Kết nối với phần mềm Device Config Program, người dùng có thể cài đặt thông số hộp đen
-    Kết nối thiết bị giám sát hành trình qua cổng USB cấu hình các thông số thiết bị giám sát hành trình AT35 về tốc độ giới hạn, phương pháp đo tốc độ trên xe.
-    Điền thông tin lái xe, biển số và ngày cấp để cài đặt trong dữ liệu thiết bị giám sát hành trình lắp trên xe.
>> Xem thêm Quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải

Bước 4: Kết nối các thành phần của thiết bị giám sát hành trình


-    Lắp sim có đăng ký gói cước data vào thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo truyền dữ liệu về máy chủ.
Lắp thẻ sim cho thiết bị giám sát hành trình AT35
Lắp thẻ sim có sẵn dữ liệu 3G cho thiết bị giám sát hành trình AT35
-    Lắp ăng ten định vị GPS và ăng ten GSM vào các vị trí ghi chú trên đầu thiết bị giám sát hành trình AT35.
-    Kết nối đầu đọc thẻ RFID với thiết bị AT35 để theo dõi lái xe.
lắp đầu đọc thẻ RFID với thiết bị giám sát hành trình
Dùng dây dẫn kết nối thiết bị giám sát hành trình AT35 với đầu đọc thẻ RFID theo dõi lái xe
Bước 5: Lắp đặt và đấu dây nguồn cho thiết bị giám sát hành trình

-    Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tại vị trí đảm bảo chắc chắn, tránh nơi bị tác động nhiều từ bên ngoài.
-    Đầu dây nguồn cho thiết bị, quấn băng dính cách điện cho dây và tránh đi dây qua vị trí tản nhiệt.
-    Lắp ăng ten định vị GPS và ăng ten GSM đúng vị trí. Ăng ten GPS cần lắp hướng lên trời và không có kim loại che chắn để đảm bảo định vị chính xác.
Lắp đặt đầu đọc RFID của thiết bị giám sát hành trình
Đầu đọc thẻ RFID nên để phía gần vô lăng xe
-    Lắp đầu đọc thẻ RFID: Cần lắp tại nơi lái xe dễ dàng quẹt thẻ, thông thường sẽ nằm trên buồng lái, gần phía vô lăng lái xe.

Nếu có nhu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi - Bình Minh Auto theo số điện thoại 0937833783 để được tư vấn lắp đặt tận tình.

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Lắp thiết bị giám sát hành trình để làm gì?

Trên mỗi phương tiện của khách hàng sẽ được gắn một thiet bi giam sat hanh trinh xe truc tuyen. Trong thiết bị được gài Sim để có thể truyền nhận dữ liệu thông qua sóng vô tuyến.

Tren trang quan lý dịch vụ, cùng với tài khoản của mình khách hàng có thể giám sát trực tuyến hiện trạng hoạt động của các phương tiện được gắn thiết bị giám sát cũng như xem lại toàn bộ các hoạt động của phương tiện đó thông qua hệ thống báo cáo tổng hợp, dinh vi gps tren may tinh giúp xác định xe trên bản đồ

Tại sao nên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình


Lợi ích của việc lắp thiết bị giám sát hành trình trực tuyến




Giám sát toàn bộ các trạng thái của xe được kết nối vào đầu cảm biến của thiết bị như: đóng mở cửa, tắt mở máy, phanh xe, cảm biến xăng dầu...

Báo cáo quá tốc độ, dừng đỗ xe trên tuyến.

Thống kê số lượt qua điểm kiểm soát đã định sẵn, số lượt tiếp nhiên liệu ...

Báo cáo trạng thái : đóng mở cửa, tắt mở máy...

Các báo cáo tổng hợp khác.

Cảnh báo: Cảnh báo là một trong những tính năng làm tăng hiệu quả về chất lượng dịch vụ cũng như độ an toàn cho phương tiện của khách hàng. Một số tính năng của hệ thống cảnh báo điển hình như:
Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đã được đưa vào quy định của bộ GTVT đối với một số loại xe, chính vì vậy bạn nên cố gắng chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Bộ để ko bị tước phù hiệu lái xe.
Hệ thống quản lý, giám sát xe trực tuyến là hệ thống ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu (GPS – xác định tọa độ) kết hợp công nghệ GSM/GPRS( truyền dữ liệu), hệ thống thông tin địa lý (GIS – giám sát vị trí xe trên bản đồ) và cơ sở dữ liệu giúp cho các tổ chức, công ty, cá nhân giám sát từ xa phương tiện của mình theo thời gian thực  và quản lý phương tiện thông qua hệ thống báo cáo với mục đích tối ưu thời gian, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng điều phối, giám sát, quản lý.

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Giới thiệu chung về hệ thống cảnh báo áp suất lốp (TPMS)

1. Giới thiệu chung về hệ thống cảnh báo áp suất lốp (TPMS)



[​IMG]


Hệ thống cảnh báo áp suất lốp (TPMS) - viết tắt của chữ “tire-pressure monitoring system” là một hệ thống điện tử được thiết kế để giám sát áp suất bên trong lốp xe. TPMS thông báo theo thời gian thực thông tin áp suất và thông báo cho lái xe bằng âm thanh, hình ảnh trên màn hình hoặc đơn giản chỉ là một đèn tín hiệu báo áp suất bất thường.

Hệ thống TPMS được chia thành 2 loại là trực tiếp (dTPMS – sử dụng các cảm biến gắn trong lốp xe, đo chính xác các giá trị) và gián tiếp (iTPMS – không sử dụng cảm biến mà đo tốc độ quay của bánh xe sau đó so với các tham số khác như tốc độ di chuyển thực tế… để suy ra lốp lon hơi hay quá căng, các giá trị này chỉ tương đối, không đo chính xác như phương án dùng cảm biến). TPMS có thể được sản xuất kèm theo xe hoặc có thể lắp thêm. Mục đích của TPMS là để phòng tránh tai nạn giao thông, tiết kiệm nhiên liệu và tăng độ bền của lốp xe.

Tại một số nước trên thế giới (Liên Minh Châu Âu) việc trang bị hệ thống TPMS trên xe là bắt buộc kể từ tháng 11/2014. Ở trong nước hệ thống này mới chỉ được các lái xe quan tâm một vài năm trở lại đây. Mặc dù pháp luật chưa bắt buộc nhưng hiện nay nó đã được các lái xe sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên hầu hết người dùng thường tìm đến các gara lắp đặt theo tư vấn của họ sau đó sử dụng mà ít quan tâm đến việc tìm hiểu lựa chọn một sản phẩm thế nào là phù hợp (giá thành hợp lý, chi phí đầu tư thấp, giá trị sử dụng cao) nhất với các thiết bị đang có của mình.

Như vậy, mặc dù hệ thống giám sát cảnh báo nhiệt độ và áp suất lốp xe cho ô tô có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho phép giám sát theo thời gian thực các sự cố về lốp để lái xe chủ động tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc mà có nguyên nhân do nổ lốp, thủng lốp khi đang chạy trên đường nhưng không phải lái xe nào cũng từng biết đến hệ thống này.

Ở trong nước, một số dòng xe sang đã tích hợp sẵn hệ thống cảm biến này khi xuất xưởng, các dòng xe phổ thông hầu hết đều bị cắt bỏ để giảm giá thành.

Qua bài viết này carpad.vn tổng hợp một số kinh nghiệm từ việc lựa chọn loại thiết bị giám sát cảnh báo áp suất lốp phù hợp, cách cài đặt và sử dụng một trong số chúng.

2. Hướng dẫn lựa chọn hệ thống cảnh báo áp suất lốp phù hợp nhất

Hệ thống cảnh báo kiểu gián tiếp iTPMS (không dùng cảm biến) chủ yếu được sản xuất cố định theo xe. Một vài hãng có các mẫu xe tích hợp hệ thống này như VW, Volvo, Opel, Ford, Mazda, PSA, FIAT và Renault. Đây là hệ thống đòi hỏi phải có những kết cấu cứng theo xe từ khi chế tạo do vậy người dùng không thể lắp thêm hệ thống này.

Hệ thống giám sát, cảnh báo áp suất lốp được chúng tôi viết ở đây chính là hệ thống cảnh báo trực tiếp (dTPMS). Cấu tạo của hệ thống này gồm có tối thiểu 2 bộ phận:

[​IMG]

Hình ảnh một hệ thống TPMS

1 – Các cảm biến: Cảm biến có thể gắn trong lốp xe hoặc gắn ngoài van. Thường thì mỗi lốp sẽ gắn một cảm biến tại vị trí van và chúng thường thay thế cho van của xe. Một vài loại không thay thế van là loại chụp lắp vào đầu van, tuy nhiên ở Việt Nam nếu lắp loại chụp ngoài van thì sẽ bị vặt trộm trong tích tắc, do vậy 99,99% mọi người đều dùng loại thay cho van và cảm biến nằm trong lốp.

[​IMG]

Hình ảnh cảm biến áp suất gắn lên van bên ngoài lốp

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

Hình ảnh các cảm biến loại nằm bên trong lốp và thay thế cho van

2 – Bộ thu và xử lý tín hiệu từ các cảm biến

Bộ thu và xử lý tín hiệu để cảnh báo âm thanh và hiển thị được đặt trong xe, có nhiều loại bộ thu tín hiệu như:

- Loại có màn hình hiển thị và hệ thống báo bằng âm thanh sẵn: Bộ thu kiểu này hoạt động độc lập, không cần các thiết bị phụ trợ khác nên nó phù hợp với tất cả các loại xe không có màn hình dvd. Điển hình loại này có thể kể đến như TN400, TN402,...

[​IMG]

Hình ảnh bộ TPMS TN400 (TN402) có màn hình hiển thị, sử dụng pin sạc + pin mặt trời

- Loại phát ra tín hiệu qua Bluetooth để hiển thị trên đầu android, điện thoại và máy tính bảng. Loại này bộ thu nhân tín hiệu từ các cảm biến sau đó phát ra tín hiệu Bluetooth. Bản thân cục phát Bluetooth cũng phát ra âm thanh cảnh báo, ngoài ra âm thanh cũng phát trên loa của xe. Ưu điểm của loại này là tương tác trực tiếp trên màn hình dvd (chỉ đầu android) hoặc trên điện thoại một cách dễ dàng, có giao diện tiếng việt, cảnh báo tiếng việt và dễ dàng đặt ngưỡng cảnh báo theo ý thích. Bộ thu có thể nhận các cảm biến mới – điều này rất hữu ích nếu một cảm biến bị hỏng thì người dùng chỉ cần mua 1 chiếc về thay và cho bộ thu học lại để kết nối - không phải mua cả bộ như nhiều loại TPMS khác. Dưới đây là hình ảnh thiết bị TPMS TN500 đại diện cho loại này. Kết nối không dây gọn nhẹ. Nhược điểm là người dùng phải mất thêm một công để cài phần mềm trên thiết bị của mình và khi kết nối thì chiếm dụng cổng bluetooth của đầu dvd do vậy muốn vừa kết nối điện thoại để gọi rảnh tay vừa dùng được TPMS thì phải dùng đầu dvd có 2 hệ thống bluetooth, ví dụ đầu android carpad III.

Thiết bị này rất phù hợp cho các xe đã lắp đầu dvd android.

[​IMG]

- Loại kết nối qua cổng USB: Bộ thu nhận các tín hiệu từ các cảm biến sau đó chuyển ra tín hiệu trên đường truyền giao tiếp USB, từ đây cắm vào các đầu Android hoặc điện thoại, máy tính bảng có cổng USB. Ưu và nhược của loại này tương tự loại bluetooh kể trên ngoài ra nó còn có ưu điểm là không chiếm dụng cổng Bluetooth của đầu, nhưng nhược điểm là chiếm dụng 1 cổng usb. Tuy nhiên điều này không vấn đề lắm vì các đầu android hiện nay đều có khá nhiều cổng usb. Điển hình loại TPMS này có thể kể đến như TPMS TN600 như hình dưới

[​IMG]
[​IMG]

Phần mềm trên đầu dvd có khả năng tùy biến cao và cài đặt được nhiều tính năng khác nhau cũng như ngưỡng cảnh báo áp suất và nhiệt độ kích hoạt cảnh báo.

Thiết bị này rất phù hợp cho các xe đã lắp đầu dvd android.

- Loại có đường xuất cổng VIDEO RCA: Thiết bị này phù hợp với các xe có đầu dvd chạy hệ điều hành wince (phần lớn các đầu dvd theo xe hiện nay chạy wince). Ưu điểm là không cần thay màn hình, nhược điểm là không điều khiển trực tiếp trên màn hình được như các loại dùng cho đầu android kể trên. Màn hình DVD chỉ như màn hình Tivi để xem thông tin và nghe cảnh báo. Điển hình loại này xem hình dưới
Nguồn: carviet.vn